Thiền viện Vạn Hạnh là ngôi thiền viện lớn nhất tại xứ sở ngàn hoa Đà Lạt với lối kiến trúc đặc thù của Phật giáo Việt Nam và nổi bật nhất là những bức tượng Phật vàng uy nghi. Đây không chỉ là nơi tín ngưỡng tôn giáo mà nó còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt. Hãy cùng Thichdi.com khám phá vẻ đẹp của thiền viện Vạn Hạnh trong bài viết dưới đây nhé
Giới thiệu thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt
Thiền viện Vạn Hạnh – Địa điểm du lịch Đà Lạt là một tu viện Phật giáo dành cho những tăng ni, phật tử và du khách thập phương về chiêm bái. Nơi đây được bầu chọn là một trong 20 điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Lạt. Khi đặt chân đến đây bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự bình yên thanh tịnh của thiền viện và những nét kiến trúc cổ độc đáo đã được xây dựng cách đây 60 năm.
Nằm trong lòng trung tâm thành phố, thiền viện Vạn Hạnh tọa lạc tại số 39 đường Phù Đổng Thiên Vương thuộc phường số 8 của thành phố Đà Lạt. Đặc biệt cung đường Phù Đổng Thiên Vương là một trong năm cung đường đỗ về ngã 5 đại học rất nổi tiếng của Đà Lạt.
Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt nằm cách trung tâm thành phố không quá xa nên đường đi rất thuận tiện. Từ trung tâm của thành phố Đà Lạt du khách di chuyển theo đường Trần Hưng Đạo, gặp các vòng xoay thì du khách rẽ phải và đi vào đường Hồ Tùng Mậu. Sau đó, du khách chạy thẳng và gặp một vòng xoay nữa thì rẽ vào đường Trần Quốc Toản. Di chuyển theo đường Trần Quốc Toản là đến đường Đinh Tiên Hoàng, rồi từ đây du khách cứ chạy thẳng cho đến khi nhìn thấy đường Phù Đổng Thiên Vương. Thien vien Van Hanh sẽ nằm ở bên phải con đường này nên bạn đi chậm để quan sát rõ hơn nhé!
Lịch sử thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt
Thiền viện Vạn Hạnh là công trình kiến trúc được xây dựng vào năm 1952 với tên gọi ban đầu là “Niệm phật đông dương thành”. Cho đến năm 1957 được đổi tên thành “Khuôn hội vạn hạnh”. Năm 1964 thiền viện lấy tên là chùa Vạn Hạnh và được tu sửa, trùng tu, xây dựng thêm một chánh điện. Vị trụ trì đầu tiên là Đại Đức Thích Viên Thanh do Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm năm 1980.
Sau khi xây dựng chánh điện cao 9m6 vào năm 1964 thì thiền viện tiếp tục xây thêm tiền đường bằng mái ngói. Năm 1991, thiền viền lại tiếp tục xây dựng thêm thiên cảnh rồng thiên Quan m thị hiện. Đến năm 1992 thiền viện chính thứ lấy tên Thiền viện Vạn Hạnh cho đến ngày hôm nay.
Kiến trúc thiền viện Vạn Hạnh
Có thể nói lối kiến trúc của thiền viện là sự kết hợp vô cùng khéo léo giữa nét đẹp cổ kính và hiện đại với những cặp rồng phượng bay lượn mang đậm lối kiến trúc của người Á Đông. Ngoài ra, ở đây có nhiều bức phù điêu kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc sinh thành đến khi nhập niên bàn.
Bên trong chánh điện được trang trí với nhiều bức tượng phật khác nhau như tượng Phật Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bồ Tát Văn Thù,… Những đường nét kiến trúc ở thiền viện được mài khắc tinh tế, cẩn thận và lối thiết kế thể hiện rõ sự uy nghiêm, trang trọng của chốn linh thiêng.
Nổi bật và độc đáo nhất là tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu khổng lồ cao 24m, rộng 20m, tay phải cầm bông hoa sen được đặt lộ thiên. Đây là tác phẩm mỹ thuật lớn và được đánh giá là đẹp và tinh xảo nhất nước ta.
Tham quan thiền viện Vạn Hạnh
Khuôn viên của thiền viện hòa hợp với thiên nhiên và được bố trí thêm các tượng Phật để tăng thêm tính độc đáo cho ngôi thiền viện.
Nếu có cơ hội đến với thiền viện Vạn Hạnh thăm viếng thì du khách nên trải nghiệm những cảnh đẹp của thiền viện cũng như ở xung quanh nơi đây. Đó là cảm giác yên bình, thanh tịnh của miền quê Đà Lạt ngay dưới chân thiền viện. Đó là cảm giác từ trên cao được ngắm nhìn một góc ngoại ô Đà Lạt, ngắm nhìn những trường Đại học từ phía xa.
Vậy là My life đã cùng bạn khám phá vẻ đẹp cũng như lối kiến trúc của thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt. Mong rằng có chút gì đó khắc ghi trong bạn về một xứ sở ngàn hoa với những địa điểm du lịch thú vị. Hãy truy cập Thichdi.com để có thêm những thông tin hữu ích về các địa điểm du lịch nhé!