Nói đến Thiền viện Trúc Lâm, người ta sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm du lịch tuyệt vời giữa thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Ở nơi đó, người ta sẽ được hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh mát, trong lành và bình yên nơi tâm hồn. Đó cũng là lý do mà trong nội dung bài viết này, Thichdi.com sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức xoay quanh Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt!
Lịch sử hình thành của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Người đời kể lại rằng, vào một ngày đẹp trời năm 1986, ngài Thích Thanh Từ khi ngủ say đã chiêm bao thấy bản thân đang ôm lấy phần cổ của một chú chim phượng hoàng và bay lên trời cao.
Đến khi tỉnh dậy, ngài ngẫm lại giấc mơ và nhận thấy rằng Đà Lạt là vùng đất có khí hậu trong lành và mát mẻ vô cùng, rất thích hợp làm nơi tu hành cho các Tăng Ni. Và chỉ vài ngày sau giấc mơ, ngài Thích Thanh Từ đã tiến hành phác họa bản sơ thảo của thiền viện tương lai khi đã khảo sát kỹ lưỡng vùng núi phượng hoàng nơi Đà Lạt.
Quá trình xây dựng thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Vào năm 1993, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt chính thức được khởi công xây dựng. Chỉ trong vòng một năm, công trình tuyệt vời này đã hoàn thành ở mức cơ bản. Từ đó tạo dựng một môi trường thuận lợi cho các Tăng Ni tu hành.
Để làm sự thành công như vậy của Trúc Lâm viên, phải kể đến công lao của hai kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng, Trần Đức Lộc và Ngô Viết Thụ. Đáng chú ý hơn, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chính là người đã thiết kế Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập) tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo bản thiết kế, Trúc Lâm viên được chia thành 4 khu vực chính là: khu hòa thượng viện trưởng, nội viện ni, khu nội viện tăng và ngoại viện. Vị trụ trì đầu tiên tại Thien vien Truc Lam Da Lat không ai khác chính là người lên ý tưởng bản thiết kế sơ thảo của nơi này – Hòa thượng Thích Thanh Từ. Đến hiện tại, người giữ chức trụ trì tại Trúc Lâm viên là hòa thượng Tọa Thích Tông Phương.
Vị trí của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt – Địa điểm du lịch Đà Lạt được đặt tại đường Trúc Lâm Yên Tử, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây được đánh giá là vị trí thuận lợi giúp thiền viện thu hút đông đảo du khách tới tham quan, vãn cảnh, từ đó đưa tên tuổi của nơi đây đến gần hơn với các Tăng Ni, Phật tử cũng như khách du lịch.
Đặc điểm kiến trúc thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Nổi bật với những công trình trạm khắc vô cùng tỉ mỉ và công phu, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt khiến bất cứ ai từng đặt chân đến nơi đây đều bị cuốn hút và cảm thấy choáng ngợp.
Chính điện của Trúc Lâm viên được đặt một bức tượng Phật Thích Ca cao đến 2 mét. Phía cánh tay phải tượng cầm một cành hoa sen một cách nhẹ nhàng đưa lên. Những ai đến vãn cảnh chùa thường được giới thiệu rằng đây là tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu.
Ngay bên phải chính điện Thiền Viện có thờ một bức tượng Bồ Tát Phổ Hiển đang cưỡi một chú voi trắng 6 ngà đầy uy phong. Điểm nhấn xung quanh chánh điện là những bức phù điêu cũng được trạm khắc công phu không kém. Không những vậy, phía trước chánh điện còn được thiết kế một hồ nước mang tên hồ Tĩnh Tâm, góp phần làm nên vẻ đẹp thanh bỉnh của thiền viện.
Tiến sâu vào bên trong Trúc Lâm Viên, tin chắc rằng bạn sẽ cảm nhận rõ sự thanh tịnh, yên bình của nơi đây. Từ cách bài trí cho đến những màu sắc chủ đạo được lựa chọn đều đặc biệt hài hòa với nhau, đem lại sự thư thái trong tâm hồn cho chính những Tăng Ni sinh sống tại chùa cũng như khách đến tham quan.
Ngay cạnh tháp chuông là Tham Vấn Đường – nơi các Tăng Ni Phật tử nghe Hòa thượng giảng Thiền vào ngày 14 và 19 âm lịch hàng tháng. Bên cạnh đó, trong thiền viện còn được thiết kế vườn Tổ, nhà khách, thư viện và phòng trưng bày để đón tiếp khách đến tham quan và tìm hiểu lịch sử nơi này.
Hai khu vực nội viện và ngoại viện thuộc thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được đặt ra những quy định nghiêm ngặt. Còn ngoại viện là nơi chuyên dành cho các du khách đến tịnh tâm nếu tâm không tịnh. Nội viện được chia thành hai khu chính là Nội Viện Ni và Nội Viện Tăng với 5 khu vực riêng biệt gồm Tăng Đường, Nhà Trù, Thiền Đường, Khu Thiền Thất và Trai Đường.
Lý giải sức hút của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Được mệnh danh là ngôi đền đẹp nhất Việt Nam, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt hội tụ những tinh hoa tinh túy của đất trời. Lý do để người ta yêu thích nơi này đôi khi rất đơn giản, đó là bởi không khí trong lành, thanh tịnh với kiến trúc ấn tượng và thiên nhiên xanh mát.
Đặc biệt, vì Thiền viện được đặt ngay trên một ngọn núi, kết hợp với hồ Tuyền Lâm Đà Lạt ngay chính diện nên cảnh quan vô cùng hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng. Thậm chí người ta còn ưu ái gọi Trúc Lâm viên là thánh địa du lịch nổi tiếng tại mảnh đất Đà Lạt.
Sau khi tham quan hồ Tuyền Lâm, các vị khách có thể di chuyển lên vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm. Điều đặc biệt ở đây là du khách sẽ được trải nghiệm 140 bậc thang tại Thiền viện, tiếp đó bước qua 3 cánh cổng tam quan thì đến chính điện của Thiền viện.
Tin chắc rằng đây sẽ là trải nghiệm vô cùng đáng nhớ và thú vị với những ai lựa chọn con đường này. Tuy nhiên, trong trường hợp gia đình bạn có người lớn tuổi đi cùng hoặc mắc bệnh về xương khớp thì nên chọn con đường khác dễ dàng hơn như đi cáp treo. Bằng cách thức này, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh quan hùng vĩ nơi đây từ trên cao.
Kinh nghiệm đi Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Những điều cần chú ý khi đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Có một phân đoạn khá dốc và nguy hiểm trên quãng đường lên đến Thiền viện. Vậy nên lời khuyên cho bạn là không nên chọn con đường này nếu có người lớn tuổi, sức khỏe không tốt đi cùng. Thay vào đó, hãy chọn con đường đi vòng ngay phía sau Thiền viện, dù quãng đường dài hơn một chút nhưng an toàn và dễ đi hơn rất nhiều. Ngoài ra, trong quá trình vãn cảnh quan quanh Thiền viện, cũng nên tránh đi lối có 140 bậc thang để người lớn tuổi không bị mệt.
- Bạn cần chú ý đi nhẹ nói khẽ, không được đùa giỡn, chạy nhảy gây mất trật tự vì Thiền viện là nơi tu hành của các Tăng Ni Phật tử, cần có sự yên tĩnh và thanh tịnh. Đồng thời ăn mặc cần có sự văn minh, lịch sự và đặc biệt là không được tụ tập, trao đổi buôn bán ngay trong khuôn viên của Thiền viện.
- Không được phép chụp ảnh, quay phim trong chính điện của Thiền viện. Ngoài ra cần tháo giày, dép bên ngoài trước khi hành hương.
- Không phải khu vực nào của Thiền viện cũng có thể vào tham quan. Cụ thể, khu nội tăng và nội ni là hai khu vực cấm, không cho phép du khách vào nên bạn cũng cần lưu ý khi đến đây vãn cảnh.
Những điểm ăn uống xung quanh Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, du khách có thể ăn nhẹ hoặc mua quà lưu niệm ở những hàng ăn, quầy bán đồ lưu niệm ngay bên ngoài.
- Trong trường hợp bạn và người thân, bạn bè muốn ăn uống và nghỉ ngơi thoải mái thì nên lưu ý đến nhà hàng cáp treo trước cổng Thiền viện.
- Địa điểm ăn uống và nghỉ ngơi tiếp theo được nhiều du khách lựa chọn khi đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm là những quán cà phê và nhà hàng trên đường đi theo đập nước hồ Tuyền Lâm.
Thông tin liên hệ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì muốn liên lạc đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, bạn có thể liên hệ đến hotline 0263 3827 565 để được giải đáp một cách đầy đủ và chi tiết. Trúc Lâm viên bắt đầu mở cửa vào lúc 5 giờ sáng và đóng cửa vào 21 giờ tối mỗi ngày. Nhưng nếu muốn được ở lại qua đêm, hãy liên hệ đến Trụ trì để hỏi ý kiến và xin phép.
Với nét đẹp thanh tịnh, thiêng liêng mà không kém phần hùng vĩ, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thực sự xứng đáng là một trong những nơi đáng đến tham quan nhất Đà Lạt. Nên qua thông tin về Trúc Lâm viên mà Thichdi.com đã chia sẻ, rất hy vọng rằng chúng sẽ có ích với bạn trong thực tiễn.